Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Đưa con vào Sài Gòn thi, mẹ nhập viện mổ tim


“Mẹ không cho em bỏ thi đại học”


Hành trình đến trường thi đại học của Võ Trung Nhân (18 tuổi, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) gặp trắc trở ngay từ những ngày đầu. Vừa đặt chân vào Sài Gòn, Nhân và mẹ ở tại căn nhà trọ miễn phí cho sĩ tử của cô Nguyễn Thị Huệ (271, Bưng Ông Thoàn, Q.9).
Hai năm trước, cô Dung xuất hiện nhiều cơn đau ở tim. Đi khám bệnh, bác chuẩn đoán cô bị xơ vữa động mạch. Qua nhiều lần đi lại Nha Trang - Sài Gòn chữa trị thì bệnh viện đề nghị phải mổ. Ca mổ dự tính diễn ra trước khi Nhân thi đại học nửa tháng. 


Tuy nhiên, sáng 2/7, gia đình cô Huệ đã phải lấy xe chở mẹ của Nhân lên bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM để mổ bệnh tim. “Mẹ em tính mổ trước khi em đi thi nhưng bất ngờ bác sĩ lại dời vào thời gian vào lúc này khiến hai mẹ con bối rối”, Nhân nói.
 





Trung Nhân đang ở nhà trọ miễn phí của cô Nguyễn Thị Huệ. Sáng nay, mẹ em phải vào viện mổ tim.


Trung Nhân đang ở nhà trọ miễn phí của cô Nguyễn Thị Huệ. Sáng nay, mẹ em phải vào viện mổ tim.



Cậu học trò nghèo, dáng gầy gò, có nét mặt khắc khổ này từng suýt bỏ lỡ chuyến tàu hỏa vào TP.HCM để thi. Đó là khi em thấy gia đình gần như đã khánh kiệt, bao nhiêu vốn liếng, tiền bạc đổ vào chữa chạy cho mẹ.


“Khoảng một tháng trước, em có xin mẹ cho nghỉ thi để đi làm phụ gia đình. Em tính đi phục vụ quán cà phê đến khi nào mẹ khỏe lại, rồi 1 đến 2 năm nữa đi thi đại học cũng không muộn. Nhưng mẹ không cho em bỏ thi”, Nhân tâm sự.


Như bao người mẹ thương con khác, cô Võ Thị Bích Dung (43 tuổi) gạt ngay ý tưởng của cậu con cả trong gia đình có 3 người con trai. Từ bệnh viện, cô Dung bộc bạch: “Làm sao tôi nỡ để cháu bỏ thi vì mình được. Tôi còn phải nói dối là mình không sao, sau ca mổ sẽ khỏe và không có hết nhiều tiền để cháu an tâm”. 


Qua điện thoại, cô Dung không giấu sự lo lắng khi ca mổ lần này hết hơn 90 triệu đồng. Chừng ấy là toàn bộ những gì gia đình gom góp được, cũng như phải mượn thêm khoảng 25 triệu. 


Cô Dung nói: “Bác sĩ bảo cần phải mổ nhưng cũng chưa chắc là hết được hết bệnh. Đến lúc ấy thì nhà không còn đủ tiền. Sau khi đóng tiền nhập viện, tôi chỉ còn dư 300.000 đồng, đưa hết cho Nhân làm lộ phí thi mà thôi. May mà cháu được người dân lo cái ăn, nơi ở, đưa đón đi thi. Còn tôi thì đã có họ hàng ở Sài Gòn chăm lo rồi nên dặn cháu sau khi thi xong hãy vô thăm”.


"Phải sau khi thi xong em mới vào viện đươc. Em rất lo lắng cho sức khỏe củe mẹ, hy vọng mọi thứ đều suôn sẻ. Mẹ thường động viên em đừng lo nghĩ nhiều, cố gắng thi thật tốt là trên hết. Em tự nhủ sẽ hoàn thành tốt kỳ thi này”, Nhân tâm sự.


Cậu học trò nghèo sửa xe máy


Gia đình của Nhân thuộc diện khó khăn. Ba theo nghề biển, làm thuê cho những chủ tàu cá. Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào những chuyến hàng. Tuy nhiên, nghề đánh cá lại bấp bênh như những con sóng ngoài biển khơi.
Nhân kể: “Tiền ba kiếm được tính theo ngày, có khi được cả triệu bạc nhưng tháng chỉ 1- 2 lần được như vậy, có ngày thì không có con cá nào”.


Mẹ Nhân ở nhà nội trợ. Hơn 3 năm trước vì gia đình khó khăn nhiều nên cô Dung xin đi làm thuê trong bệnh viện, chăm sóc những người bệnh. Thu nhập cao nhất khoảng 4 triệu/tháng. Nhưng mới đi làm được hơn năm thì cô phát hiện mình bị bệnh tim. Những con đau đến thường xuyên và đột ngột hơn khiến cô phải nghỉ làm. Rồi tiền thuốc men, chi phí trang trải cho 3 cậu con trai ăn học khiến gia đình thêm phần khó khăn.





Nhân tự nhủ cố gắng hoàn thành tốt kì thi để mẹ vui lòng.


Nhân tự nhủ cố gắng hoàn thành tốt kì thi để mẹ vui lòng.



Về phần Nhân, để phụ giúp gia đình, cậu học nghề sửa xe máy từ năm lớp 10. “Em học nghề từ chú rồi phụ chú sửa xe luôn. Sáng em đi học, chiều 5 giờ sáng tiệm sửa đến 9h30 tối thì về nhà học bài. Ngày nào nhiều khách thì được khoảng 100.000 đồng”, Nhân kể.
Trước đó, buổi trưa và chiều cậu học trò xứ trầm hương đảm nhận đi chợ, nấu nướng cho cả nhà cũng như trông hai đứa em. Thời gian mẹ nghỉ bệnh, Nhân ở nhà thường xuyên hơn để săn sóc, dắt mẹ đi dạo biển. Có những lúc, cậu phải xin nghỉ học để đưa mẹ xuống Sài Gòn khám bệnh.
Nhân chọn thi khối A, vào ngành Công nghệ thông tin, ĐH Nông lâm TP.HCM vì “thấy thích và hợp với ngành này”. Trong căn phòng trọ miễn phí, Nhân tập trung ôn lại bài vở để có một kết quả tốt. Cậu vạch kế hoạch: "Trước mắt là sẽ thi đậu đại học, sau đó tìm một công việc gì làm để trang trải việc học". Bên cạnh nỗi lo thi cử, Nhân cũng chia sẻ sự lo lắng những ngày đi thi và sau này đi học không ai chăm sóc mẹ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét